Trả lời:
Nhu cầu sắt của cơ thể có sự thay đổi nhiều, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đời người và có sự khác biệt rất lớn giữa nam và nữ. Bảng dưới đây là nhu cầu sắt theo khuyến cáo của FDA (Table 1).
Theo đó, chúng ta thấy được rằng có những giai đoạn của cuộc đời nhu cầu sắt tăng vọt như: giai đoạn mang thai ở phụ nữ có thể tăng gần gấp đôi so với bình thường; giai đoạn dậy thì ở cả nam và nữ; giai đoạn từ 7 tháng - 12 tháng tuổi và 4 -8 tuổi nhu cầu cũng tăng rất cao.
Vì sắt giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, khi đã biết nhu cầu sắt của cơ thể thì chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung sắt một cách chủ động để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Table 1: Lượng sắt cần bổ sung hàng ngày theo khuyến cáo |
||||
Tuổi |
Nam |
Nữ |
PNCT |
NCB |
SS - 6 tháng |
0.27 mg* |
0.27 mg* |
|
|
7–12 tháng |
11 mg |
11 mg |
|
|
1–3 năm |
7 mg |
7 mg |
|
|
4–8 năm |
10 mg |
10 mg |
|
|
9–13 năm |
8 mg |
8 mg |
|
|
14–18 năm |
11 mg |
15 mg |
27 mg |
10 mg |
19–50 năm |
8 mg |
18 mg |
27 mg |
9 mg |
51+ năm |
8 mg |
8 mg |
|
|
Trả lời:
Sắt là một vi chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu & cần thiết cho nhiều chức năng sống của cơ thể:
Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi về tất cả các cơ quan Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu và là thành phần của huyết cầu tố, Hb có trong tế bào hồng cầu & làm hồng cầu có màu đỏ. giúp chuyên chở khí O2 đi nuôi các tế bào và giúp loại bỏ khí CO2 ra khỏi cơ thể.
Sắt tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ ôxy của cơ.Myoglobin chỉ có ở cơ vân, có tác dụng như là nơi dự trữ oxy, chúng kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho hoạt động cơ bắp
Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều hormone & enzyme trong cơ thể như catalase, seratonin, dopamine,melatonin,... Đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích Sắt còn giúp chuyển hóa là beta-carotene thành sinh tố A, tạo ra chất collegene để liên kết các tế bào với nhau.
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại Sắt còn có chức năng dự trữ ô-xy cho cơ bắp, vô hiệu hóa một số thành phần lạ xâm nhập vào cơ thể, tham gia tổng hợp các hoóc-môn tuyến tiền liệt.Ba chức năng này sẽ tham gia vào kênh năng lượng của hiện tượng ôxy hóa.
Trả lời:
Bảng dưới đây cho biết nhu cầu của sắt ở từng thời điểm của thai kỳ:
Bảng trên cho chúng ta biết kể từ chu kỳ giữa của thai kỳ, nhu cầu sắt của bà mẹ tăng vọt để giúp tạo máu đủ cung cấp cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, với mẹ bầu có nền tảng cơ thể khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì việc bổ sung sắt chỉ cần bắt đầu từ chu kỳ giữa của thai kỳ mà thôi. Ngược lại, với mẹ bầu hay bị nghén, không thể ăn đa dạng các loại thức ăn khác nhau thì việc bổ sung ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và duy trì trong suốt thai kỳ là điều bắt buộc.
Acid folic (còn gọi là vitamin B9) là một vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật và cần thiết cho sự hình thành của tế bào máu. Việc bổ sung acid folic trong giai đoạn mang thai là cần thiết vì nếu thiếu có thể dẫn đến các nguy cơ sau:
Trả lời:
Sắt HEME là dạng sắt thế hệ mới có nhiều ưu việt hơn so với các dạng sắt tổng hợp truyền thống, thích hợp cho việc ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Sắt heme là thành phần có trong hemoglobin tế bào hồng cầu ở các động vật sống vì vậy khả năng tương thích với cơ thể rất cao. Hiện nay, chưa phát hiện thấy bất kỳ trường hợp nào dị ứng với sắt Heme nên việc sử dụng chế phẩm chứa thành phần này khá an toàn.
Với bà mẹ trong giai đoạn mang thai, để đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết cho thai nhi và mẹ bầu thì việc bổ sung sắt là cần thiết. Ngay cả giai đoạn đầu của quá trình mang thai khi nhu cầu sắt chưa cao thì cũng cần lưu ý bổ sung thêm; bởi lẽ, cơ thể của chúng ta có cơ chế dự trữ sắt, do đó nếu được tích lũy ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ thì sẽ yên tâm hơn mẹ nhé.