7 LÝ DO KHIẾN TÓC RỤNG NHIỀU MÀ CHỊ EM ÍT AI BIẾT ĐẾN
1. Ăn kiêng
Thói quen ăn kiêng quá mức sẽ khiến bạn không đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tim, não và tất cả các bộ phận trong cơ thể mà nó còn ảnh hưởng tới tóc.
Trong thực tế, khoa học đã chứng minh việc rụng tóc nghiêm trọng là một trong những triệu chứng đầu tiên của chứng biếng ăn. Vì tóc chủ yếu được tạo nên từ protein nên hãy có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều protein (chiếm 25-30% tổng lượng calo bạn thu nạp), đặc biệt là các loại thực phẩm giàu protein bao gồm cá, thịt gà và đậu…
2. Rụng tóc nhiều sau sinh:
Đây là thực tế mà nhiều chị em gặp phải sau mỗi kỳ sinh nở. Các mẹ có biết không, giai đoạn mang thai cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi mẹ và cả thai nhi trong bụng nữa, đặc biệt quá trình vượt cạn lấy đi của chị em nhiều năng lượng và máu. Thông thường, các mẹ mất khoảng 500-1000ml máu trong 24h sau sinh, nhiều mẹ còn mất lượng máu cao hơn vậy và bị băng huyết sau sinh. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu không được bồi bổ đủ dưỡng chất, chế độ ăn sau sinh kiêng khem khắt khe dẫn đến thiếu chất thì chị em rất dễ bị kiệt sức, rụng tóc là hiện tượng thường thấy ở những chị em này.
3. Sử dụng sản phẩm tạo kiểu hàng ngày
Keo xịt tóc hoặc gel vuốt tóc là những tác nhân khiến tóc khô và dễ gãy. Khi chải tóc, những chất còn lưu lại từ các sản phẩm đó khiến tóc bị gãy, rụng. Lưu ý nên bỏ qua bất kỳ sản phẩm mà làm cho tóc cứng hoặc dính. Thay vào đó, hãy chọn các loại kem tạo kiểu tóc nhẹ nhàng, giữ ẩm tóc và không tạo ra ma sát khi chải.
4. Dùng thuốc tránh thai
Tác dụng của thuốc tránh thai là làm thay đổi nội tiết tố và đây chính là một trong những nguyên do khiến tóc suy yếu, dễ gãy rụng, đặc biệt với những người nhạy cảm với thành phần androgen. Bạn nên chuyển sang thuốc tránh thai chỉ số thấp androgen như norgestimate, norethindrone hoặc desogestrel.
5. Suy giảm nội tiết tố
Phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh bắt đầu có hiện tượng rụng tóc, hiện tượng này càng nặng khi bước vào giai đoạn mãn kinh, chỉ ổn định khoảng 1-2 năm sau đó. Điều này xảy ra do lượng hormone progesterone & estrogen bị suy giảm và mất cân bằng.
-
Progesterone
Progesterone là một loại hormone giới tính được sản xuất ra từ hệ thống sinh sản nữ, chủ yếu là buồng trứng trong tuần thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt. Progesterone rất quan trọng đối với sức khoẻ của phụ nữ vì nó điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, do có khả năng điều chỉnh các thay đổi về mặt sinh lý xảy ra trong giai đoạn này. Thêm vào đó, Progesterone cũng là tiền thân trong việc sản xuất các hormone quan trọng khác, bao gồm estrogen và cortisone. Đây là hai loại hormone chủ yếu giúp tóc mọc dày hơn.
-
Estrogen
Estrogen là hormone giới tính nữ được tạo ra bởi buồng trứng của nữ giới, có vai trò quan trọng trong việc giúp tóc mọc dày hơn. Trong suốt cuộc đời của người con gái, mức estrogen trong cơ thể họ sẽ liên tục dao động, song song với điều đó là sự tăng giảm thất thường của số lượng tóc trên da đầu. Số lượng của tóc tăng lên khi nồng độ estrogen tăng, và khi lượng estrogen giảm xuống, thì tóc cũng rụng nhiều đi.
Hai loại hormone này đều nắm vai trò chủ yếu trong việc kích thích mọc tóc. Nhưng để cơ thể hoạt động “trơn tru”, hệ thống nội tiết của bạn phải duy trì lượng Progesterone và Estrogen ở mức cân bằng. Nếu nồng độ Estrogen trong người bạn quá cao, lông sẽ mọc nhiều hơn ở những bộ phận khác của cơ thể như chân hay tay. Trong khi đó, mái tóc của bạn vẫn trong tình trạng thưa thớt vì tóc bị rụng nhiều.
6. Rụng tóc do stress và căng thẳng
Một trong những lý do của tình trạng rụng tóc chính là bạn đã có quá nhiều căng thẳng và stress. Đây chính là một trong những vấn đề thường gặp ở các độ tuổi trung niên. Đặc biệt là ở các bà mẹ sau sinh. Stress có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thần kinh. Ví dụ như hạn chế tốc độ lưu thông của máu trên da đầu, tăng tốc độ rụng tóc, sản sinh ra teleogen efluvium. Vậy Teleogen efluvium là gì? Đó là một chất gây nên tình trạng rụng tóc nghiêm trọng.
Để hạn chế tình trạng rụng tóc, bạn nên dành cho mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lí, thư giãn để bản thân có nhiều thời gian chăm sóc cho sức khỏe tóc của mình.
7. Nấm da đầu có thể gây ra rụng tóc nhiều
Nấm da dầu là tình trang bạn thường gặp khi mắc bệnh rụng tóc quá nhiều. Da đầu, tóc không sạch sẽ là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn tấn công, làm yếu nang tóc, dễ gãy rụng. Tình trạng rụng tóc do các vi khuẩn nấm Trichophyton gây nên. Chúng tạo những vết loang lổ, làm giảm đi vẻ đẹp trên tóc và khiến bạn mất tự tin hơn rất nhiều.