KHI NÀO CẦN BỔ SUNG SẮT CHO BÉ?
Chế độ dinh dưỡng cho bé sơ sinh có cần thêm sắt?
Cơ thể cần có sắt để cấu thành nên hồng cầu, một dạng chất đạm mang ô-xy vào máu. Với trẻ được sinh ra đủ tháng khỏe mạnh, dù bú mẹ hay sữa công thức, nguồn sắt dự trữ của bé sẽ có thể cầm cự đến khi được 6 tháng tuổi và bắt đầu cạn kiệt dần sau đó. Lúc này, việc cho bé ăn dặm sẽ giúp bổ sung thêm lượng sắt cần thiết cho cơ thể bé.
Hầu hết các bé bú mẹ sẽ không cần uống thêm nước lọc, bổ sung vitamin hay sắt cho đến tháng thứ 6. Sữa mẹ sẽ cung cấp đủ lượng chất lỏng và dưỡng chất mà bé cần để có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trước 6 tháng, mẹ có thể cho bé làm quen với một số loại thực phẩm khác có chứa sắt. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bé uống bổ sung vitamin D hay sắt, nếu cần.
Trong quá trình bé đang tập làm quen với việc ăn dặm, dù thực phẩm của bé có chứa hàm lượng sắt cao, bạn vẫn nên duy trì sữa mẹ cho đến khi bé được 1 tuổi. Trẻ cai sữa mẹ trước 12 tháng sẽ cần bổ sung thêm sữa công thức có tăng cường sắt. Sữa công thức có chứa từ 4 đến 12 mg sắt/lít sữa pha thì được xem là loại sữa có bổ sung sắt.
Có cần bổ sung sắt trong thực đơn dinh dưỡng cho bé?
Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ
Một khi trẻ không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết của cơ thể, bé có thể sẽ bó những triệu chứng sau:
– Chậm tăng cân
– Biếng ăn
– Da dẻ nhợt nhạt
– Mệt mỏi, khó chịu
Bổ sung sắt cho bé: Bao nhiêu là đủ?
Tùy theo độ tuổi và giới tính của trẻ, nhu cầu sắt hàng ngày của bé có thể thay đổi như sau:
Tháng/Tuổi | Bé trai
(mg/ngày) |
Bé gái
(mg/ngày) |
0-6 tháng | 0.27 | 0.27 |
7-12 tháng | 11 | 11 |
1-3 tuổi | 7 | 7 |
4-8 tuổi | 10 | 10 |
9-12 tuổi | 8 | 8 |
14-18 tuổi | 11 | 15 |
Tối đa khả năng hấp thu sắt của trẻ
– So với lượng sắt từ thực vật (non-heme), sắt từ động vật (heme) dễ hấp thu hơn hẳn. Vì vậy, mẹ nên tăng cường các loại thịt, cá trong thực đơn dinh dưỡng cho bé để đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết.
– Vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, bên cạnh những thực phẩm giàu sắt, mẹ cũng nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C.
Những thực phẩm giàu vitamin C
– Trái cây họ cam quýt
– Các loại quả mọng
– Rau củ màu xanh
– Đào
– Táo
– Chuối
– Cà chua
– Sữa mẹ
– Sữa công thức đã bổ sung sắt
– Đậu sấy khô
– Bí ngô
– Khoai lang
– Bông cải/súp lơ xanh
– Nấm
– Thịt và gia cầm (bò, gan gà, heo, gà tây, gà)
– Các loại rau có màu xanh đậm (rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoắn)
– Lòng đỏ trứng
– Trái cây sấy khô (mơ, mận, nho)
– Nước ép mận
– Đậu hủ
– Các loại ngũ cốc (mầm lúa mì, kê, gạo lức, bánh mì, ngũ cốc bổ sung sắt, diêm mạch, kiều mạch, cám lúa mì, bột gạo, bột bắp)
– Mật đường đen (có thể pha một chút với bột ngũ cốc rồi bé được 10 tháng trở lên ăn)
– Cá ngừ, cá mòi, cá hồi đóng hộp
– Động vật có vỏ (trai, sò, tôm… Chỉ cho bé từ 1 tuổi trở lên và cần có sự tư vấn của bác sĩ